Sách Thoái hoá cột sống và Thoát vị đĩa đệm

Cắt cung sau giải ép tủy sống ngực

Chia sẻ bài viết:
Share on facebook
Share on twitter
Share on google
Mục lục

Tương tự như ở bệnh lí hẹp ống sống cổ, người ta thường phải cắt bỏ cung sau khi bị hẹp ống sống ngực. Tuy nhiên do nguyên nhân của bệnh khác nhau nên cách xử lí cũng rất khác nhau. Ở cột sống ngực, hẹp chỉ xảy ra trên những khu vực nhỏ chứ không kéo dài liên tục như ở cổ. Thường hẹp ống sống ngực là do dây chằng vàng (dây chằng nối giữa hai bản sống – là một bộ phận của cung – sau của hai đốt sống kế cận) bị cốt hóa và phì đại lên, chèn ép vào tủy sống và dính chặt vào màng tủy.

Cuộc mổ cắt bỏ cung sau giải ép tủy trong bệnh lí cốt hóa dây chằng vàng chèn ép tủy ngực là một cuộc mổ đầy khả năng rủi ro do những đặc điểm riêng biệt của nó. Việc tiến hành cuộc mổ an toàn không chỉ phụ thuộc vào phương tiện mà còn phụ thuộc vào sự điềm tĩnh và tự tin của phẫu thuật viên. Nếu phòng mổ có khoan mài cao tốc, cùng với mũi khoan kim cương thì sự an toàn đã được bảo đảm một nửa. Nửa còn lại thuộc về bác sĩ của Quí Vị. Những bác sĩ hay nôn nóng, chỉ muốn giải quyết nhanh sẽ hay bị vấp ở đây. Như đã nói ở trên, khối dây chằng vàng cốt hóa thường dính chặt vào màng tủy nên việc kiên nhẫn mài từng chút từng chút cho đến khi hết phần dây chằng hóa xương mà không gây tác động mạnh lên tủy sống là một việc không phải dễ khi mà đa số phẫu thuật viên là những người luôn luôn thể hiện sự nhanh nhẹn và quyết đoán.

Ngoài ra, ở khu vực cột sống ngực, tủy sống rất nghèo máu nuôi, nên đôi khi chỉ có một sang chấn nhẹ vào tủy sống nhưng hậu quả lại có thể rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả tương lai và có khi cả tính mạng của người bệnh.

Bạn bị đau cột sống?

Liên hệ ngay với chúng tôi để điều trị kịp thời!

hotline: (028) 38 570 670